Bài Viết Xem Nhiều Nhất

Popular Posts

Total Pageviews

Wednesday 7 February 2018


Cái Nhiếp là một trong những kiếm khách cõ võ công cao cường trong Tần Thời Minh Nguyệt được mệnh danh là "Thiên Hạ Đệ Nhất Kiếm Thánh". Ông là truyền nhân của phái Tung Hoành Gia cùng với sư đệ là Vệ Trang và được truyền dạy bởi Quỷ Cốc Tử. 


TÍNH CÁCH

Cái Nhiếp tuy bề ngoài lạnh lùng, nhưng tận sâu trong anh lại là con người trọng tình trọng nghĩa, đề cao cái thiện và diệt trừ cái ác. Ông là người rộng lượng, nhân từ và vị tha, luôn suy nghĩ vì lợi ích chung cho tất cả.

Cái Nhiếp có khí chất thanh cao, trầm tĩnh, điềm đạm và nho nhã của một bậc đại trượng phu. Ông là người của Quỷ Cốc phái, kiếm thuật "xuất quỷ nhập thần", được xưng là kiếm khách mạnh nhất Tần Quốc, ở trên giang hồ được tung hô danh hiệu là ” Kiếm Thánh”, nhưng lại bất ngờ rời bỏ Tần quốc, mang theo Kinh Thiên Minh con trai của cố nhân Kinh Kha, lưu vong chân trời. Đeo danh kiếm ” Uyên hồng ”, sau khi Uyên hồng bị gãy thì đổi sang dùng mộc kiếm.

Cái Nhiếp là con người nặng tình nặng nghĩa, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh, đặc biệt là Thiên Minh. Ông nhiều lần "vào sinh ra tử" để bảo vệ Thiên Minh và rất được cậu kính trọng.

Khác với bản tính cứng rắn và lạnh lùng của Vệ Trang, Cái Nhiếp là con người ôn hòa, luôn nghĩ trước nghĩ sau, sống vì người khác.

NGOẠI HÌNH

Cái Nhiếp có ngoại hình cao dáo, nho nhã thư sinh, ông sở hữu khuôn mặt khôi ngô tuấn tú, thần sắc thể hiện sự điềm đạm. Mái tóc thả tự nhiên được trải đều sang hai bên.

THÔNG TIN CÁ NHÂN

– Tên đầy đủ: Cái Nhiếp
– Tên gọi khác: Nhiếp Nhi (Quỷ Cốc Tử gọi), Đại Thúc (Thiên Minh gọi), Cái Nhiếp Tiên Sinh (những người thân gọi), Sư Ca (Vệ Trang gọi)
– Sinh vào cuối thời kì chiến quốc
– Tuổi: 30
– Giới tính: Nam
– Môn phái: Tung Hoành Gia (Quỷ Cốc Phái)
– Sư phụ: Quỷ Cốc Tử
– Sư đệ đồng môn: Vệ Trang
– Vũ khí : Uyên Hồng, Mộc Kiếm (sau khi Uyên Hồng gãy)
– Ngoại hiệu: Kiếm Thánh, Thiên Hạ Đệ Nhất Kiếm, Đệ Nhất Kiếm Khách Tần Quốc, Kiếm Kĩ Cực Mạnh của Tần Quốc
– Tính cách: Lạnh lùng, bình tĩnh, ôn hòa, chu đáo
– Sở trường: Kiếm thuật
– Sở thích: Kiếm đạo tu hành
– Đặc điểm kiếm thuật: Dứt khoát, tốc độ, ra đòn chí tử vô cùng chuẩn xác, kết hợp hoàn mỹ, lấy ít thắng nhiều
– Đối tượng ái mộ: Đoan Mộc Dung
– Người sùng bái nhất: Sư phụ Quỷ Cốc Tử
– Bằng hữu: Kinh Kha
– Nguyện vọng lớn nhất: Nuôi dạy Thiên Minh trưởng thành
– Chiêu thức võ công: Bách Bộ Phi Kiếm, Phi Hồng Thất Kiếm

CÁC TẬP XUẤT HIỆN

Tương truyền, ở triều đại Quỷ Cốc Tiên Sinh mỗi đời chỉ thu nhận hai đệ tử, một người là Tung, một người là Hoành. Trong hai người chỉ có một người mới có thể chân chính kế thừa bí mật Tung Hoành của Quỷ Cốc, đồng thời trở thành truyền nhân kế nhiệm của Quỷ Cốc Phái. Truyền thống này kéo dài suốt bốn trăm năm, tuy nhiên đến thời của Cái Nhiếp và Vệ Trang quy định này đã bị phá vỡ. Trong hai người bọn họ không ai có thể trở thành tân Quỷ Cốc Tiên Sinh vì một đêm trước khi chỉ định người kế nhiệm mình Quỷ Cốc Tiên Sinh đã chết. Quỷ Cốc Tiên Sinh Triệu Nhất chết dưới chiêu tuyệt học của Quỷ Cốc là ”Bách Bộ Phi Kiếm”.

Bách Bộ Phi Kiếm vốn là tuyệt học của Quỷ Cốc, cho tới bây giờ chỉ do Quỷ Cốc Tiên Sinh truyền lại cho người kế nhiệm của mình, mà ba ngày trước khi Triệu Nhất chết, ông đã đem kiếm pháp kia truyền lại cho Cái Nhiếp (tuy nhiên bằng một cách nào đó mà Vệ Trang cũng biết chiêu này).

Tương truyền trong giới võ lâm người ta thường truyền tai nhau về Cái Nhiếp và gọi ông là kiếm khách cực mạnh của Tần quốc. Một thời gian sau, Cái Nhiếp bất ngờ trốn khỏi Tần Quốc, mang theo Kinh Thiên Minh con trai của cố nhân Kinh Kha lưu vong chân trời.

Cái Nhiếp cùng Thiên Minh bị quân Tần "đuổi cùng giết tận" tới Nguyệt Cốc. Cái Nhiếp cùng ba trăm quân Tần đại chiến, một thân một kiếm ông đã diệt sạch toàn bộ ba trăm Tần binh, nhưng bản thân cũng bị trọng thương nghiêm trọng. Trên đường lưu vong, Cái Nhiếp và Thiên Minh kết giao với Hạng thị bộ tộc, sau đó cùng đi đến Kính Hồ y trang của Mặc gia. Đồng thời khi ấy Vệ Trang và Tần Quốc lại giao dịch. Trên đường tới Kính Hồ y trang của Mặc gia, tổ chức sát thủ Lưu Sa phái Thương Lang Vương một trong Tứ Thiên Vương của Lưu Sa được cử đi đuổi giết đoàn người Cái Nhiếp. Sau khi cùng ba trăm quân Tần, Vô Song Quỷ và Thương Lang Vương tác chiến, cuối cùng bởi vì thương thế quá nặng mà Cái Nhiếp đã ngã xuống, may mắn được ” Kính Hồ Y Tiên” Đoan Mộc Dung của Mặc gia ở cứu giúp.

Sau đó Cái Nhiếp cùng mọi người được mời đi vào cơ quan thành Mặc gia tạm lánh sự truy đuổi của Tần Quốc. Mới đầu bởi vì bị cho là hung thủ giết chết nghĩa sĩ Kinh Kha của Mặc gia, cùng với Tần quốc giàn xếp làm gian tế ở Mặc gia, bị đệ tử Mặc gia cầm tù trong thạch thất. Mà lúc này, Vệ Trang cùng Công Thâu Thù và đại quân Tần quốc công phá Mặc gia cơ quan thành. Trong lúc nguy cấp Cái Nhiếp ở trong cơ quan thành xuất thủ ra tay, cùng Vệ Trang triển khai tung hoành quyết chiến, Mặc khác khi ấy hiểu lầm của Mặc gia đối với Cái nhiếp cũng đã từ đấy cởi bỏ. Trong lúc giằng co cùng Lưu Sa, Mặc Ngọc Kỳ Lân đóng giả Thiên Minh, thừa dịp Cái Nhiếp thiếu phòng bị ở sau lưng lén đâm Cái Nhiếp một kiếm khiến Cái Nhiếp bị thương.

Cái Nhiếp thân mang thương tích nhưng vẫn cùng Vệ Trang quyết chiến một trận khốc liệt, trong quá trình giao chiến, Hoành Kiếm Vệ Trang tung ra tuyệt chiêu Bách Bộ Phi Kiếm giống hệt Cái Nhiếp, nhưng Cái Nhiếp ngăn được, ông dùng Uyên Hồng đâm vào vai trái Vệ Trang nhưng Uyên Hồng cũng bị Sa Xỉ làm gãy. Cái Nhiếp vẫn dùng đoạn kiếm bị gãy chế ngự Vệ Trang. Nhưng vì Cái Nhiếp không đành lòng ra tay hạ thủ với sư đệ của mình mà bị Vệ Trang dùng một kiếm đánh lén thành công.

Vệ Trang cũng không có ý muốn giết chết Cái Nhiếp vì trong lòng hắn vẫn chờ mong giữa hắn và Cái Nhiếp sẽ có một trận chiến công bằng thực sự. Cái Nhiếp bị một kiếm của Vệ Trang làm trọng thương, đang ở trong tình trạng nguy kịch. May mắn được chương môn Đạo gia – Tiêu Dao Tử cứu sống. Vì Thiên Minh đã tiếp nhận di nguyện của Yến Đan trở thành tân Mặc gia cự tử, nên Cái Nhiếp cũng đi theo mọi người Mặc gia đến cứ điểm bí ẩn của Mặc gia ở thành Tang Hải né tránh sự đuổi bắt của Tần Quốc. Cái Nhiếp bị Tần quốc truy nã treo giải thưởng mười vạn lượng hoàng kim. Sau khi Uyên Hồng bị bẻ gãy, Cái Nhiếp tự mình làm một thanh Mộc Kiếm thay thế Uyên Hồng dùng trong chiến đấu. 

Mông Điềm dẫn đầu Hoàng Kim Hỏa Kỵ Binh cùng tam đại cao thủ Âm Dương Gia bao vây cứ điểm bí ẩn của Mặc Gia, bởi vì trước đó bị trúng kế mất đi nội lực. Cái Nhiếp cùng tiêu Dao Tử, Thiếu Vũ liên thủ mượn nội lực của Thiên Minh gia tăng tuy lực chuẩn bị nghênh chiến cùng Tinh Hồn, Thiếu Tư Mệnh và Đại Tư Mệnh. Sau đó Thạch Lan Thục Sơn cùng Tiêu Dao Tử dùng Mộng Điệp Chi Độn, mọi người mới có thể rút lui tới cứ điểm bí ẩn trong mật đạo của Mặc Gia. Ở lối ra mật đạo mọi người gặp được Vệ Trang thủ lĩnh của Lưu Sa cùng với Tinh Hồn, đối mặt sự khiêu chiến của Tinh Hồn, Cái Nhiếp lợi dụng nhược điểm sự ngạo mạn, khinh địch của Tinh Hồn, dùng hết nội lực còn sót lại, một kiếm (mộc kiếm) chặt đứt kinh mạch tay phải của Tinh Hồn, sau đó Tinh Hồn rời đi.

Trương Lương xuất hiện khuyên giải Lưu Sa và Mặc Gia tạm thời nên hợp tác cùng nhau để đôi bên cùng có lợi.

TRÌNH ĐỘ VÕ CÔNG

Ẩn sau vóc dáng thư sinh nho nhã, Cái Nhiếp là cao thủ có võ vông vô cùng phi phàm. Ông được mệnh danh là Thiên Hạ Đệ Nhất Kiếm Thuật – Kiếm Thánh, một mình chống trả 300 quân Tần, không hề là hư danh. Tung Kiếm của Cái Nhiếp đa phần thiên vê phòng thủ phản công, không lấy biến hóa làm trọng đơn giản mà hiệu quả, luôn luôn tĩnh lặng, chờ đợi cơ hội. Trong trận đấu giữa Vệ Trang và Cái Nhiếp thì Cái Nhiếp gần như chỉ thủ không công, trong khi Vệ Trang liên tục tấn công một cách dồn dập, người ngoài nhìn vào sẽ tưởng kẻ dụng kiếm bị yếu thế, kiếm quyết do dự, nhưng một khi cơ hội đến, kiếm chiêu xoay chuyển, phản kích đa đoan và hóa giải chiêu thức lẫn kình lực của đối thủ một cách bất ngờ, nhanh gọn. Mặc dù khi bị Hắc Ngọc Kì Lân ám toán nhưng vẫn kịp thời xoay chuyển và phòng thủ, theo lời Tiểu Cao, nếu Vệ Trang không ra tay cứu y, chắc hẳn Hắc Kỳ Lân không thể thoát khỏi lưỡi kiếm Uyên Hồng.

Cả lúc đối mặt với Bách Bộ Phi Kiếm của Vệ Trang, Cái Nhiếp vẫn có cách xử lý vô cùng dễ dàng, để thanh Uyên Hồng chém một nhát vào vai Vệ Trang. Tung kiếm mượn sức giết người, sức là phụ, thế là chủ yếu, đến khi cực hạn, Tất Sát Chi Kiếm, hay “Bách Bộ Phi kiếm, nhất kiếm phong hầu” (một nhát đứt cổ họng) bộc lộ rõ mọi uy lực, đã ra chiêu, ắt phải có kẻ nằm xuống.

VŨ KHÍ: UYÊN HỒNG

Kiếm này trước kia vốn là ”Tàn Hồng”, so với Uyên Hồng càng nổi danh hơn, là một thanh Đồ Long chi kiếm (kiếm giết rồng), xuất thân từ thế gia đúc kiếm nổi tiếng của Từ gia, được mẫu thân của Từ Phu Tử rèn thành. Tàn Hồng được chế tạo từ những mảnh vỡ của thiên thạch, những mảnh vụn đó bề ngoài giống như nham thạch, nhưng lại có nhiệt lượng khủng khiếp, khác hoàn toàn với những chất liệu để rèn kiếm khác. Thanh kiếm này tuy rằng rất mạnh nhưng cũng quá sức hung hiểm, đả thương người đồng thời cũng sẽ hại đến chủ nhân cũng kiếm.

Sau khi Kinh kha đâm Tần Thủy Hoàng thất bại, Doanh Chính trở thành chủ nhân thứ hai của kiếm, vì đã hộ giá có công nên Doanh Chính đã ban Tàn Hồng cho đệ nhất kiếm khách bên mình là Cái Nhiếp. Uyên Hồng được thợ rèn kiếm của nước Tần rèn từ Tàn Hồng dung hợp với năm loại kim khí mà thành, tăng gia uy lực và tiêu trừ đi sát khí của nó. Cho nên xếp thứ hai trong thập đại danh kiếm.

Bình Luận

- Copyright © 2013 Tokitobashi.Blogspot.Com - Kurumi Tokisaki - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -